Biển Bãi Dài là bãi biển đẹp nhất Việt Nam

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

Cảnh cáo các chủ tịch xã trong vụ sạt lỡ 22 người chết tại Khánh Hòa
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa thừa nhận chính quyền đã buông lỏng quản lý xây dựng ở ven đồi, núi dẫn đến bị sạt lở khiến nhiều người thiệt mạng.

Tại cuộc họp bất thường HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VI, ngày 10/4, nhiều đại biểu chất vấn chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa về trách nhiệm khi để tình trạng xây dựng trái phép diễn ra tràn làn, trong thời gian dài trên địa bàn TP Nha Trang.


Ông Đoàn Minh Long, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa, lo lắng trước tình trạng người dân ở xóm Núi (thôn Thành Phát, xã Phước Đồng), nơi xảy ra sạt lở khiến 22 người chết cuối năm 2018, đã quay về để xây dựng lại nhà để ở.

“Chúng tôi tiếp xúc với dân thì họ nói không về đây thì chả biết đi đâu. Nếu chính quyền cứ để dân xây nhà tạm bợ như hiện nay thì hậu quả sẽ khôn lường. Hiện không chỉ khu vực này mà các địa bàn khác tình trạng xây dựng trái phép tràn lan, không ai quản lý”, ông Long nói.

Còn ông Lê Xuân Thân, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa nhìn nhận ở Nha Trang chưa bao giờ xảy ra chỉ một cơn lũ đã khiến 22 người thiệt mạng trong đó có cả cán bộ như cuối năm 2018. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng người dân, các dự án xây dựng trái phép, cư trú tự phát tại các địa phương thậm chí xây nhà ngay trên khu vực sạt lở. Đây là điều đáng lo ngại trong mùa mưa lũ sắp tới.

Trả lời ý kiến cử tri, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng, ở Nha Trang trong suốt thời gian dài để tình trạng xây dựng trái phép, dẫn đến những hệ lụy mà các đại biểu HĐND đặt ra.



“Chính quyền cấp xã khi phát hiện không xử lý kịp thời, không tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ. Cấp huyện không ra tay xử lý để tình trạng này kéo dài. Các sở, ngành cấp tỉnh cũng không tham mưu một các đầy đủ, thiếu trách nhiệm kiểm tra giám sát, báo cáo UBND tỉnh xử lý”, ông Vinh nói.

Vị chủ tịch tỉnh thừa nhận, chính quyền đã buông lỏng quản lý xây dựng ở ven đồi, núi dẫn đến bị sạt lở, gây nhiều thiệt hại về người. Ngoài ra, tỉnh chưa xử lý dứt điểm, triệt để đối với những cán bộ có trách nhiệm liên quan dẫn đến tình trạng trên.

"Trong thời gian tới sẽ giao trách nhiệm cho người đứng đầu các cấp, ngành, thành phố đến xã, phường. Nếu nơi nào để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép người đừng đầu phải chịu trách nhiệm", ông Vinh khẳng định.
Cũng theo ông Vinh, trong tháng 4 và 5, những trường hợp xây cất trái phép trên địa bàn TP Nha Trang đã có quyết định cưỡng chế rồi thì phải kiên quyết thực hiện, để đảm bảo tính thực thi của pháp luật và răn đe những trường hợp xây dựng trái phép khác.

Ông Vinh cũng đã yêu cầu Công ty CP Cấp thoát nước Khánh Hòa và Công ty CP Điện lực Khánh Hòa không ký hợp đồng cung cấp đối với các trường hợp có vi phạm về trật tự xây dựng.


Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó chủ tịch UBND TP Nha Trang cho biết đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với chủ tịch UBND các xã Vĩnh Thái, Phước Đồng và Vĩnh Thạnh, vì để xảy ra sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn mình quản lý.

Theo Zing.vn

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Vietcombank thưởng công an Khánh hòa trong vụ bắt cướp
Ngày 11-9, đại diện Ban lãnh đạo ngân hàng Vietcombank đã đến công an thị xã và công an tỉnh trao thưởng cho Ban chuyên án vụ cướp tiền xảy ra tại Phòng giao dịch vietcombank Ninh Hòa.


Phía đại diện ngân hàng trao giấy khen và phần thưởng cho mỗi đơn vị công an thị xã và công an tỉnh là 50 triệu đồng.

Đại diện ngân hàng cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo công an tỉnh và tinh thần làm việc của tập thể cán bộ công an thị xã, phòng cảnh sát hình sự công an tỉnh Khánh hòa trong việc điều tra, phá án.

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Nhà máy đường Cam Ranh xả thải trực tiếp ra biển
Tình trạng xả thải của nhà máy đường Cam Ranh gây bức xúc dư luận trong rất nhiều năm, chứ không phải chỉ 1 lần, 2 lần vi phạm. Phải chăng chúng ta đang nhắm mắt làm ngơ, du di cho những kẻ lấy lợi ích cá nhân đặt lên hàng đầu. 

THỬ HỎI, CÁN BỘ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG ĐANG Ở ĐÂU ???

Thiết nghĩ, cần phải xử lý công khai, minh bạch, vì lợi ích cá nhân nên không đầu tư máy móc xử lý chất thải. Cứ nhà máy nào đặt gần biển là ĐỀU CÓ LÝ DO !!!

Ngày 12-3, hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy Đường Khánh Hòa (thuộc Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa) đóng tại xã Cam Thành Bắc (huyện Cam Lâm) gặp sự cố khiến một lượng nước thải thoát ra đầm Thủy Triều. 2 ngày sau, tôm, cá trong đầm và nhiều đìa nuôi của người dân chết hàng loạt trên diện rộng.

Thiệt hại lớn

Ngày 14-3, có mặt tại khu vực ven đầm Thủy Triều dọc 2 thôn Tân Quý, Suối Cam (xã Cam Thành Bắc), chúng tôi thấy rất nhiều loại cá biển đã chết dạt vào bờ, bốc mùi hôi thối nồng nặc do xác cá phân hủy dưới nắng gắt. Ông Nguyễn Khả Trọng - Trưởng thôn Suối Cam cho biết: “Hiện tượng cá chết trong đầm bắt đầu xuất hiện từ sáng 13-3. Cá lớn, cá nhỏ đều chết trắng, đặc biệt nhiều loại cá ở tầng đáy như: hồng, chai, bống, chình biển, thậm chí cua và ghẹ cũng chết”. Ông Trần Văn Thông (thôn Suối Cam), người chuyên sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên đầm Thủy Triều vẫn chưa hết bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết hàng loạt mấy ngày qua, kể: “Đã nhiều năm gắn bó với khu vực này, chưa bao giờ tôi thấy cá chết nhiều như vậy. Hôm nào tôi cũng đi biển và phát hiện cá chết lác đác khoảng 2 ngày nay, nhưng rộ nhất là ngày 13-3. Thấy cá chết, nhiều người dân trong xã kéo nhau ra vớt về làm thức ăn cho heo.  Riêng tôi vớt được hơn 1 tạ cá dạt vào bờ”. Ông Nguyễn Công Bằng (thôn Tân Quý) cũng cho biết: “Sáng qua, tôi ra đầm thì thấy cá chết dạt vào trắng bờ. Tôi chạy về lấy thùng ra vớt được hơn 1 tạ chủ yếu là cá dìa, con nào mới chết thì để ăn, còn lại đem bán cho người ta làm thức ăn cho heo. Sau đó, nhiều người khác cũng ra đây vớt cá chết, có người vớt được vài tạ”.

Người dân vớt tôm chết trong đìa ngày 12/3/3017


Không chỉ các loại thủy sản tự nhiên trong đầm chết hàng loạt, nhiều hộ có đìa nuôi tôm, cá mú, ốc hương cũng bị thiệt hại nặng nề do đối tượng nuôi chết hàng loạt trong mấy ngày qua. Ông Nguyễn Văn Phúc (thôn Suối Cam) bần thần nói: “16 vạn con tôm thẻ chân trắng thả nuôi được gần 2 tháng và 60 vạn con ốc hương thả nuôi được hơn 7 tháng của gia đình tôi đều chết sạch trong 2 ngày nay, ước thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng”. Ông Phúc cho biết thêm, tối 12-3, ông mở ống cống đưa nước từ đầm Thủy Triều vào ao đìa. Được hơn 10 phút, ra kiểm tra thì thấy nước ngoài đầm vào có màu đen, bốc mùi hôi. Khoảng 30 phút sau, tôm trong đìa nổi lờ đờ và bắt đầu chết. Đến sáng 14-3, ông ra kiểm tra thì toàn bộ 2 đìa tôm và 1 đìa ốc hương chết sạch. Nghi ngờ nguồn nước trong đầm bị ô nhiễm là do Nhà máy Đường Khánh Hòa xả thải nên ông đã báo cho chính quyền xã, huyện, công an môi trường xuống kiểm tra, lấy mẫu nước.
Trong đêm 12-3, gia đình ông Nguyễn Văn An (thôn Suối Cam) cũng bơm nước từ đầm Thủy Triều vào 3 đìa nuôi hơn 150 vạn con tôm thẻ chân trắng. Đến sáng hôm sau (13-3), ông ra đìa cho tôm ăn thì thấy tôm chết đỏ ao. “Vì lấy nước vào ban đêm nên tôi không phát hiện nguồn nước trong đầm bị ô nhiễm. Ước thiệt hại của gia đình hơn 400 triệu đồng. Tôm chết sạch, khoản nợ gia đình vay đầu tư nuôi tôm chưa trả hết, giờ tôm chết không biết gia đình tôi phải làm gì để có tiền trả nợ. Chúng tôi chỉ mong các ngành chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân. Nếu nguồn nước đầm Thủy Triều bị ô nhiễm do nhà máy đường xả thải thì phải buộc họ bồi thường thiệt hại cho người dân”.

Nước trong đầm Thủy Triều đen ngòm
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Đỗ Thanh Liêm - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa cho biết: Tôi đang đi công tác xa, nhưng cũng đã được báo cáo về sự cố hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Nguyên nhân là do công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải thiếu kinh nghiệm nên đã để bao tải chắn bít nước cống dẫn vào hồ xử lý khiến nước tràn ra ngoài. Tuy nhiên, lượng nước thoát ra ngoài chỉ khoảng vài trăm mét khối và thành phần chủ yếu là bột mật mía chứ không nguy hại gì. Hiện nay, chúng tôi đã khắc phục sự cố này và nếu đó là nguyên nhân khiến thủy sản chết, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm.   

Hơn 2 triệu con ốc hương thả nuôi được 9 tháng và 20 vạn con tôm thẻ thả nuôi được 10 ngày của gia đình ông Lê Minh Kha (thôn Tân Quý) cũng bị chết sạch sau 1 đêm ông lấy nước từ đầm Thủy Triều vào ao đìa, thiệt hại ước khoảng 420 triệu đồng. Ông Kha nói: “Chúng tôi chắc chắn nguồn nước trong đầm Thủy Triều bị ô nhiễm là do Nhà máy Đường Khánh Hòa xả ra đầm. Bởi trong ngày 13 và sáng 14-3 chúng tôi đã trực tiếp đến cống xả thải của nhà máy thì phát hiện nước thải ra có màu đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nguồn nước thải này chảy vào đầm, lan dần đến khu vực ao đìa của người dân nên khi chúng tôi lấy nước từ đầm vào đìa thì tôm, ốc bị chết”.

Theo ông Lê Quang Hùng - Chủ tịch UBND xã Cam Thành Bắc, trong 2 ngày qua, không chỉ thủy sản nuôi trong đìa (tôm, cá, ốc hương) mà ở khu vực đầm gần bờ trong phạm vi hơn 1km từ Nhà máy Đường Khánh Hòa về phía bắc bị chết hàng loạt. Hiện chưa thống kê được mức độ thiệt hại.

Đâu là nguyên nhân?

Theo bà Nguyễn Thị Nhặn - Phó Trưởng Trạm Khuyến Công - Nông - Lâm - Ngư nghiệp huyện Cam Lâm, những ao đìa nuôi trồng thủy sản thay nước vào ngày 12 và 13-3 vừa qua bị thiệt hại khoảng 70%, phần còn lại nhiều khả năng sẽ chết hết trong vài ngày tới. UBND xã Cam Thành Bắc đã thông báo cho ngư dân không được thay nước đìa trong thời điểm này để tránh thiệt hại. Tuy nhiên, theo người dân nơi đây, nếu không thay nước hàng ngày cho đìa, thủy sản cũng sẽ bị chết.

Nước xả thải từ nhà máy đường tràn ngập vào nhà dân.

Ông Mai Như Chi - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lâm cho biết, Nhà máy Đường Khánh Hòa đã nhiều lần xả thải ra đầm Thủy Triều làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân. Chính vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đặt một trạm quan trắc tại khu vực này để quản lý. Khi nào nhà máy xả thải vượt quy định thì trạm sẽ báo về cho sở. Năm 2016, nhà máy này đã xả thải làm chết thủy sản của người dân, sau khi xác định nguyên nhân là do đơn vị này xả thải, cơ quan chức năng buộc phải bồi thường nhưng đến nay vẫn còn 2 trường hợp chưa được bồi thường.
Sáng 13-3, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu nước để xét nghiệm. Đến sáng 14-3, cá ở khu vực trên lại tiếp tục chết trên diện rộng, nên các cơ quan chức năng tiếp tục đến hiện trường và có buổi làm việc với lãnh đạo Nhà máy Đường Khánh Hòa vào chiều cùng ngày.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Thọ - Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thành Bắc cho biết, nhà máy đường cho rằng nguyên nhân nước thải tràn ra đầm là do hệ thống hồ xử lý bị đầy và cam kết sẽ khắc phục trong vòng 10 ngày.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Cháy lớn ở Cồn Nhất Trí Nha Trang
Đám cháy ngày càng càng diễn biến phức tạp và xảy ra ở những nơi khó lường và ít phòng vệ nhất. Tết nhất đến nơi, mọi người cẩn thận củi lửa.

Một đám cháy kinh hoàng xảy ra khuya 18-1 đã thiêu rụi 40 ngôi nhà tại Cồn Nhất Trí, P.Vĩnh Phước, TP Nha Trang, Khánh Hoà. Xe chữa cháy đã không thể vào dập lửa vì địa hình đặc trưng nơi đây.

Theo thông tin từ người dân địa phương, vào đêm 17-01 khoảng 22h, một người đang nấu cám cho heo ăn thì ngủ quên, có thể lửa đã bén vào những đồ vật xung quanh và bắt đầu lan ra những thứ xung quanh và bắt đầu lan ra diện rộng.

Lực lượng chữa cháy lập tức đến hiện trường nhưng vì địa thế đặc biệt của khu vực này nên xe chữa cháy không thể vào được mà chỉ có thể múc nước ven biển để chữa cháy.

Cồn Nhất Trí nằm giữa 2 nhánh của sông Cái, một bên là cầu Hà Ra, một bên là cầu Xóm Bóng, khu vực cháy đa phần thuộc người dân tổ 6.

Đến 2h25' ngày 18/01 đám cháy cơ bản được dập tắt, không có thiệt hại về người, hơn 40 căn nhà bị thiêu rụi.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Chặn xe hơi, cướp của - đã bị tuyên án
Vụ án chặn xe hơi cướp tài sản đã được xét xử và tuyên án, song cần phải tuyên truyền răng đe các đối tượng ở lứa tuổi dậy thì.

Ngày 28-12, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên chấp nhận kháng cáo của bị cáo và kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, giảm 6 tháng tù cho bị cáo Võ Văn Định (sinh năm 1998, trú xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh). Như vậy, bị cáo Định phải chấp hành 9 năm tù về tội cướp tài sản.
Bị cáo Võ Văn Định
Bị cáo đã 2 lần cướp tài sản, trong đó lần thứ 2 không thành và bị tố cáo truy tố trách nhiệm. Bị cáo 2 lần đi cướp đều cướp xe hơi, đập vỡ kính xe, kề dao vào tài xế khống chế, và lần 2 thì không thành. Như vậy là đã cố ý phá hoại tài sản.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh nêu quan điểm, khi bị cáo phạm tội chưa đủ 18 tuổi nhưng cấp sơ thẩm chưa áp dụng tình tiết này khi lượng hình là không đảm bảo chính sách đối với người chưa thành niên phạm tội, đề nghị tòa giảm án. Hội đồng xét xử đã đồng ý giảm án cho bị cáo Định.
Theo Baokhanhhoa

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Cẩn thận thu nhập ảo khi đầu tư qua mạng online
Hiện nay, trên thị trường đầu tư tài chính đang rất phức tạp về chuyện "lãi khủng" từ việc đầu tư vào những nơi không có lai lịch rõ ràng.

Mới đây, nhiều người dân trong thành phố Nha Trang đang lo lắng đứng ngồi không yên khi mà tham gia vào hình thức đầu tư tài chính qua mạng online. Trang mạng www.m79.online là nơi nhiều người đã "dính bẫy" tài chính vừa qua. Hình thức là ban đầu sẽ góp vào một số tiền nhất định bằng cách chuyển khoản vào tài khoản m79 và sẽ được cấp một mã số khách hàng cùng mã pin để đăng nhập trên trang web nhằm theo dõi diễn biến tài khoản, theo luật chơi, số tiền ban đầu sẽ không được rút ra và sẽ được hưởng 30% trong một kỳ hạn xoay vòng (7 - 14 ngày) thì bắt buột người chơi phải nộp (chuyển khoản) thêm một khoảng như ban đầu.
Khi giới thiệu được thêm 1 người, thì sẽ được hưởng 15% trên khoảng tiền thu ban đầu (hay còn gọi là tiền cọc)

Song, ít người bỏ qua rủi ro tiềm ẩn vô cùng lớn phải nhận lại khi mà không rõ lai lịch, nguồn gốc, xuất xứ và cả cái tài khoản mà mọi người chuyển vào.

Ngày 30-9 vừa qua trang www.m79.com bất ngờ không truy cập được. Nhiều người chơi đã cuống cuồng gọi cho các "tư vấn viên" để được giải đáp và nhận được câu trả lời là: "hệ thống trục trặc, nâng cấp giai đoạn 2".

Nhiều người dân nghi vấn có vấn đề nên đã đến cơ quan công an để tố cáo hành vi lừa đảo, song hệ thống website (máy chủ) đang được đặt tại singapore nên gây khó khăn trong công tác điều tra sự việc.

Hiện nay, có rất nhiều chiêu trò nhằm lấy "tiền mồ hôi nước mắt" từ túi của các bạn, nhưng các bạn không hề biết vì họ đã tinh vi lợi dụng mối quan hệ (anh em, bạn bè, người thân,...) - khi rơi vào những mối quan hệ thì các bạn rất khó nói trước được điều gì, nếu các bạn không tỉnh táo, là sẽ rơi vào bẫy ngay.

Muốn đầu tư tài chính thì hãy đầu tư vào những thị trường được pháp luật cho phép, có luật pháp bảo vệ, công khai minh bạch, nắm rõ lai lịch, đừng hám lợi nhanh chóng từ đồng tiền nhàn rỗi.

"CUỘC SỐNG NÀY KHÔNG AI CHO AI KHÔNG THỨ GÌ"
Nguồn: www.baidaibeach.com

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Ninh Hòa: Trạm thu phí Ninh An bị tông trực diện
(baidaibeach) - Khoảng 10h45 sáng nay (12/10/2016), tại quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, đã xảy ra một vụ va chạm tương đối nặng giữa xe tải và trạm thu phí Ninh An.

Hiện trường vụ tai nạn sáng nay tại trạm thu phí Ninh An. (tuoitre.vn)

Vụ tan nạn đã khiến trạm thu phí bị hư hỏng nặng nề, tài xế xe tải bị thương (chưa biết tình hình sức khỏe như thế nào) đã được đưa đi cấp cứu. Nhân viên trực tại trạm may mắn thoát kịp.

Theo người dân địa phương thì sang hôm nay trời mưa lơn, đường trơn trượt, xe tải phóng nhanh, không kịp thắng khi đến gần trạm nên đã xảy ra vụ việc như trên.

Trạm thu phí bị tông trực diện nát bươm, vỡ nhiều mảnh vụn nhỏ, đầu xe tải hư hỏng nặng phần bên tài xế.

Lực lượng chức năng có mặt kịp thời giải quyết vụ việc. (tuoitre.vn)

Theo đại diện trạm thu phí Ninh An, tai nạn vừa gây ra thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến công việc chung khi phải tạm thời thu phí xe tải, còn xe khách và xe hơi được miễn thu để tránh tình trạng kẹt xe tại địa điểm này.

Nhiều xe nối tiếp đuôi nhau. (tuoitre.vn)

Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ thêm nguyên nhân.

Nguồn: www.baidaibeach.com

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Đề nghị trục xuất một nhóm người Trung Quốc ở Khánh Hòa
Nên điều tra rõ ràng hành vi của các nhóm người này khi đến Việt Nam và nên xử phạt thật nặng những người trong nước tiếp tay.
Ngày 22/7, Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch kết thúc đợt kiểm tra về việc quản lý doanh nghiệp lữ hành quốc tế và tình hình đón khách Trung Quốc ở Khánh Hòa.
Theo đó, đoàn thanh tra đã phát hiện sai phạm đối với 3 công ty du lịch hoạt động tại TP Nha Trang gồm Công ty Cổ phần Du Lịch và Thương mại Khang Thái chi nhánh Nha Trang, Công ty TNHH Du lịch Thương mại Hoàng Trà, Công ty TNHH Du lịch Nha Trang Vacation.
Với các sai phạm: không lưu trữ hồ sơ của khách nhiều tháng liền; sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn, nhưng không có thẻ hướng dẫn viên lữ hành quốc tế, 3 công ty này bị phạt hành chính tổng cộng 77 triệu đồng.
Nha Trang Vacation còn bị rút giấy phép hoạt động lữ hành quốc tế vì lập hồ sơ, danh sách khống 3 hướng dẫn viên lữ hành quốc tế để được cấp giấy phép hoạt động.
Ngoài ra, 66 người Trung Quốc được cho làm việc trái phép tại Khánh Hòa cũng bị đoàn Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lập danh sách để kiến nghị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh trục xuất về nước.
66-nguoi-trung-quoc-o-khanh-hoa-bi-de-nghi-truc-xuat
Hướng dẫn viên Trung Quốc đón khách tại sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh hòa). Ảnh: Xuân Ngọc
Đoàn Thanh tra kiến nghị UBND Khánh Hòa cùng các sở ngành của tỉnh nghiên cứu để có giải pháp khắc phục, quản lý tình trạng hướng dẫn viên "chui" người Trung Quốc hoạt động tại địa phương. "Sở Du lịch cần kiến nghị tỉnh lập đội liên ngành để thường xuyên kiểm tra, xử lý tình trạng việc đón khách Trung Quốc ở Nha Trang", Thanh tra Bộ kiến nghị.
Hôm 19/7, UBND tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt 80 triệu đồng đối với công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay - một doanh nghiệp lữ hành hoạt động tại Nha Trang. Ngoài ra, kiến nghị Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an tỉnh, làm thủ tục trục xuất 64 người Trung Quốc được công ty này đưa vào làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động.
Kết quả thanh tra, kiểm tra đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa xác định, Silent Bay liên tiếp vi phạm quy định quản lý nhà nước về hoạt động lữ hành. Theo cáo buộc, tháng 2 - 5, trên thực tế công ty phục vụ hơn 6.000 lượt khách nhưng không lập hồ sơ lưu trữ và sử dụng người Trung Quốc làm việc không đúng luật...
Theo VnExpress.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Nha Trang lắp đặt camera an ninh
Thành Phố Nha Trang vừa cho lắp đặt camera giám sát an ninh ở một số tuyến đường quan trọng. Đây là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn thành phố.

Tối 1-7, tại vòng xoáy giao thông đường Biệt Thự - Hùng Vương, một người khách nước ngoài trong tình trạng say xỉn đã có những hành động quậy phá, gây mất ANTT. Thông qua hệ thống camera giám sát an ninh được lắp đặt ở khu vực này, các chiến sĩ công an túc trực tại Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố đã kịp thời phát hiện và báo cho lực lượng chức năng đến xử lý. Trong mấy ngày gần đây, vào đầu giờ chiều, khu vực trước di tích Tháp Bà Ponagar thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông do một lượng lớn xe du lịch đưa khách đến tham quan. Căn cứ vào hình ảnh từ camera giám sát an ninh được lắp đặt ở khu vực này, lực lượng Công an TP. Nha Trang đã kịp thời đưa ra các phương án điều phối giao thông, tránh tình trạng ùn tắc kéo dài. 
Theo Đại tá Nguyễn Văn Ngàn - Trưởng Công an TP. Nha Trang, việc lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh là một trong những hành động nhằm cụ thể hóa Đề án Đảm bảo trật tự an toàn xã hội cho các hoạt động du lịch trên địa bàn TP. Nha Trang giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020. Hệ thống camera được lắp đặt ở 12 vị trí trọng điểm về ANTT trên địa bàn thành phố; được kết nối với Trung tâm Thông tin chỉ huy đặt tại trụ sở Công an thành phố. Từ đó, đơn vị kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình các vụ việc liên quan đến ANTT để kịp thời có hướng xử lý. Được biết, tổ công tác của Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố gồm 9 thành viên. Đây là những cán bộ, chiến sĩ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về tin học, kỹ năng sử dụng, xử lý thông tin từ hệ thống camera giám sát an ninh truyền về. Nhiệm vụ của tổ công tác là theo dõi, khai thác và xử lý thông tin qua hệ thống camera giám sát ANTT; trực ban tiếp nhận thông tin phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo chiến đấu; theo dõi xử lý thông tin do trang facebook Cảnh sát Hình sự Khánh Hòa chuyển; trực ban tiếp dân…
Vị trí lắp đặt các camera giám sát an ninh đã được Công an thành phố phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông BMTS (đơn vị thi công dự án) nghiên cứu kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết. Chẳng hạn, ở vị trí Trung tâm Hội nghị 46 Trần Phú là nơi thường diễn ra các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh và thành phố, cũng là nơi thường tập trung đông khách du lịch và người dân đến tham quan, vui chơi. Vì vậy, các đối tượng thường lợi dụng lúc đông người để thực hiện hành vi phạm tội như trộm cắp, cướp giật. Lắp đặt camera ở đây sẽ giúp quan sát, giám sát, phục vụ công tác đấu tranh tội phạm; ngoài ra còn phục vụ công tác chỉ đạo trong việc thực hiện kế hoạch về đảm bảo ANTT. Hay như vị trí camera ở khu vực Công viên Yến Phi là nơi thường tập trung đông người và phương tiện đi lại nên các đối tượng trộm cắp, cướp giật thường lợi dụng để hoạt động... Với phạm vi quan sát từ 5 đến 8km, chất lượng hình ảnh sắc nét sẽ giúp cho việc giám sát tình hình ANTT được hiệu quả. Từ hình ảnh được các camera giám sát an ninh ghi nhận và truyền về Trung tâm Thông tin chỉ huy, các thành viên trong tổ công tác sẽ thực hiện việc trích xuất hình ảnh để nắm rõ đặc điểm nhận dạng, thủ đoạn, phương tiện của các đối tượng vi phạm pháp luật; trích xuất video với thời gian cụ thể được căn cứ vào thời gian đã lưu trong bộ nhớ của máy. Ngoài ra, tại mỗi vị trí lắp đặt camera còn có hệ thống loa không dây để phát các thông tin cảnh báo cho người dân biết những điểm phức tạp về ANTT, nhận diện những đối tượng có hành vi phạm tội. 
“Đến thời điểm này, giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành, với tổng kinh phí đầu tư 11 tỷ đồng. Đến năm 2018, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án với việc lắp đặt, vận hành thêm 22 camera, đồng thời kết nối với hệ thống camera giám sát ANTT của Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an tỉnh”, Đại tá Nguyễn Văn Ngàn chia sẻ. 

Ông Nguyễn Văn Danh - Chủ tịch UBND TP. Nha Trang: Đây là một công trình mang tính đặc thù, chuyên biệt nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, phối hợp tác chiến giữa các lực lượng; trong thời gian tới sẽ là nơi giải quyết những tình huống cấp thiết của Công an thành phố theo yêu cầu quản lý, chỉ đạo của cấp trên và của Thành ủy, UBND thành phố. Chính vì vậy, trong quá trình vận hành, sử dụng, Công an thành phố cần nâng cao tinh thần trách nhiệm đảm bảo hoạt động thường xuyên của trang thiết bị, phát huy tối đa tính năng của hệ thống để góp phần đảm bảo an ninh, môi trường du lịch.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Tàu chở khách siết chặt nội quy
Đúng là một sự việc tưởng chừng đơn giản, mà rất qua trọng. Trước kia có nhiều hành khách không chịu mang vì nóng nực và chủ quan, Và cũng một phần THIẾU quy định rõ ràng khi di chuyển phương tiện đường thủy. Giờ thì thấy nơi khác gặp sự cố\, rồi mới bắt đầu lo sợ, cảnh tỉnh. 
Mong sẽ là thói quen của người dân và quy đinh bắt buộc của những chủ phương tiện tàu thuyền.
Sự cố lật tàu tại Đà Nẵng vừa qua gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) đường thủy nội địa. Tại Khánh Hòa, các cơ quan chức năng đã tăng cường một số biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu.

Tàu du lịch ở cảng Cầu Đá.
Tàu du lịch ở cảng Cầu Đá.

Du khách thận trọng hơn

Sáng 9-6, có mặt tại Bến tàu du lịch Cầu Đá (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang), chúng tôi thấy hoạt động du lịch đường thủy vẫn diễn ra tấp nập. Số lượng khách đoàn tham gia các tour biển đảo rất đông, gồm cả khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, khác hẳn với thường lệ, trước khi tham gia tour, du khách thường lựa chọn rất kỹ phương tiện mà mình sử dụng. Bà Trần Ánh Linh (du khách đến từ Hà Nội) cho biết: “Thực sự sau khi xảy ra vụ lật tàu ở Đà Nẵng, tôi cảm thấy có chút lo lắng khi tham ra tour biển đảo. Trước đây, mỗi lần đến Nha Trang tôi đều đi chơi ở các đảo mà không hề để ý đến vấn đề an toàn. Thậm chí khi được phát áo phao nhiều người còn không mặc, chỉ để bên cạnh đối phó là chính. Nhưng những gì vừa xảy ra khiến tôi phải chú ý nhiều đến chất lượng của phương tiện vận chuyển cũng như điều kiện an toàn cho bản thân. Tàu nào cảm thấy không yên tâm dứt khoát không đi”.

Theo quan sát của chúng tôi, các tàu có sức chứa khoảng 40 người là phương tiện được du khách lựa chọn nhiều nhất. Các tàu nhỏ, sức chứa dưới 20 chỗ ngồi, rất ít người đi. Anh Phùng Gia Minh (hướng dẫn viên Công ty Du lịch T&H) giải thích: “Sở dĩ khách thường chọn tàu lớn để đi chơi là bởi họ vẫn còn bị ám ảnh sự cố lật tàu vừa qua ở sông Hàn. Trong các đoàn mà tôi dẫn, hầu như đoàn nào cũng chỉ chấp nhận tham gia tour khi đi trên các tàu lớn. Họ sợ đi tàu nhỏ, ra biển sóng lớn sẽ không đảm bảo an toàn. Trong mấy ngày vừa qua, đã có nhiều đoàn hủy tour vì không có tàu lớn, mặc dù đoàn của họ chỉ khoảng hơn 20 người”. Bên cạnh đó, khác với tình trạng thường thấy, trước khi tàu rời bến, du khách thường chủ động yêu cầu chủ phương tiện cung cấp ao phao. Khi có áo phao, các thành viên trên tàu đều mặc và cài khóa an toàn cẩn thận, không cởi ra trong suốt hành trình. Một số tàu khi đưa áo phao cũ ra đã bị du khách từ chối và họ yêu cầu phải cung cấp áo mới để đảm bảo an toàn.

Khảo sát một số cảng khác trên địa bàn toàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy ý thức về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy của du khách cũng rất cao. Đồng thời, công tác quản lý các phương tiện được giám sát khá nghiêm ngặt. Các tàu trước khi xuất bến đều có sự kiểm tra của lực lượng chức năng. Tại bến tàu ở thị trấn Vạn Giã, dù hoạt động của tàu du lịch chỉ xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây, song vấn đề đảm bảo an toàn rất được chú trọng. Các tàu, ca nô đều tuân thủ số lượng người cho phép trên phương tiện. Trước khi rời bến và trong suốt hành trình, du khách được yêu cầu mặc áo phao nghiêm túc. Ông Nguyễn Vĩnh Huy (thuyền trưởng tàu du lịch LĐ) cho hay: “Lâu nay, cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ việc vận chuyển khách của các tàu du lịch, nhưng sau sự cố lật tàu ở Đà Nẵng, việc giám sát càng nghiêm ngặt hơn. Tất cả những tàu không tuân thủ về điều kiện an toàn cho du khách đều bị nhắc nhở hoặc xử lý. Bản thân khách du lịch họ cũng yêu cầu rất cao. Tàu nào chở nhiều khách là họ không chịu đi. Ca nô của chúng tôi được phép chở 20 người nhưng chỉ chở khoảng 15 khách”.

Kiểm tra chặt chẽ tại bến tàu

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khá nhiều bến thủy nội địa, số lượng phương tiện tham gia giao thông đường thủy khá lớn, đa dạng với khoảng 700 phương tiện là tàu du lịch, tàu chở khách; riêng Bến tàu du lịch Cầu Đá có hơn 300 phương tiện.
Hành khách chấp hành tốt việc mặc áo phao trước khi tàu rời bến.
Hành khách chấp hành tốt việc mặc áo phao trước khi tàu rời bến.
Ông Trần Đức Thi - Phó Giám đốc Cảng vụ Nha Trang cho biết, hiện đang là cao điểm mùa hè, lượng người đi tàu du lịch biển, đảo nhiều. Mỗi ngày, cảng vụ cấp giấy xuất bến cho từ 150 đến 300 chuyến. Có thời điểm, bến tàu tập trung hơn 3.000 người. Để đảm bảo công tác an toàn chạy tàu, an toàn cho du khách, cảng vụ bố trí nhân viên xuống từng tàu khảo sát, kiểm tra tại thời điểm tàu chuẩn bị lưu thông. Theo đó, phương tiện phải đảm bảo an toàn, có đủ phương tiện cứu hộ, đặc biệt là bè nổi; trọng tải cho phép chở; bằng cấp của lái tàu, thuyền viên... Đồng thời, yêu cầu chủ tàu nhắc nhở hành khách mặc áo phao khi đi trên biển để đảm bảo an toàn. “Các tàu trước khi xuất bến đều đảm bảo an toàn, đủ điều kiện tham gia giao thông. Chúng tôi nhất quyết không cho tàu xuất bến khi không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật”, ông Thi khẳng định.

Trong khi đó, Thượng tá Dương Hồng Thái - Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy nội địa, Công an tỉnh cho biết: “Chúng tôi không chỉ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm mà còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của các chủ phương tiện, thuyền trưởng, thuyền viên và người dân. Nhờ vậy, trong nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy nào, trật tự ATGT đường thủy ngày càng được đảm bảo”.

Quản lý chặt hoạt động chở khách du lịch

Theo ông Nguyễn Văn Dần - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT), từ tháng 4-2015, Bộ GTVT có quyết định giao thí điểm cho Cảng vụ Nha Trang quản lý hoạt động thủy nội địa trong vùng nước cảng biển. Tuy nhiên, công tác đăng ký vẫn do sở thực hiện.

Ông Võ Duy Quý - Giám đốc Chi cục Đăng kiểm số 5 (Cục Đăng kiểm Việt Nam): Trong hơn 300 tàu chở khách tại Bến tàu du lịch Cầu Đá thì có hơn 100 tàu vỏ gỗ. Theo quy định mới của Chính phủ, các tàu này sẽ hết hạn vào năm 2022. Ngay tại thời điểm đăng kiểm, các tàu đều đảm bảo kỹ thuật mới được cấp phép chứng nhận. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số phương tiện bỏ đăng kiểm 3, 4 năm, hoặc chủ tàu bán cho người khác, gây khó khăn trong công tác đăng kiểm. Bên cạnh đó, vẫn còn một số chủ tàu không chịu đăng kiểm và lấy lý do không tham gia giao thông. Các trường hợp này, chúng tôi không thể bắt ép chủ phương tiện đi đăng kiểm được. 10 năm trở lại đây, tại tỉnh Khánh Hòa không có tàu cá hoán cải thành tàu chở khách, tàu du lịch.
Nhằm nâng cao hoạt động quản lý phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch, từ tháng 3-2016, Bộ GTVT và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn về cấp biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-5-2015, tuy nhiên do còn vướng mắc về thủ tục hành chính nên chưa được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Vừa qua, sở đã thành lập đoàn kiểm tra hơn 20 doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách đường thủy nội địa; trong đó có kiểm tra việc chấp hành các điều kiện kinh doanh để cấp biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch. Qua kiểm tra, tất cả các phương tiện đều đảm bảo chở khách, có đầy đủ điều kiện an toàn theo đăng kiểm. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa đảm bảo đầy đủ theo Nghị định 110 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2015 như: phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; phương tiện chở khách du lịch cần phải được cấp biển hiệu riêng… Theo lộ trình tới ngày 31-12-2016 mới thực hiện, vì vậy đoàn đã nhắc nhở và yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện.

Hiện nay, tại Khánh Hòa còn có loại hình tour du lịch 4 đảo và tour du lịch biển đêm của các tàu của Hoàng Đế Du Thuyền, Nhật Minh… với khoảng 10 tàu thuộc đối tượng cấp biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch. Hiện nay, Sở GTVT và Sở Du lịch đang phối hợp đôn đốc các doanh nghiệp hoàn thiện các bước để đủ điều kiện cấp biển hiệu. Sau thời gian quy định, các doanh nghiệp nếu không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị ngừng hoạt động. Riêng các phương tiện chỉ vận chuyển khách du lịch từ bờ ra đảo, Sở GTVT chỉ cấp phép vận chuyển khách thủy nội địa tuyến cố định, không bắt buộc đăng ký phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên, các phương tiện này cũng phải đáp ứng điều kiện vận chuyển khách.

Ông Dần cho biết thêm, sau khi xảy ra vụ lật tàu ở Đà Nẵng, công tác kiểm tra, giám sát vấn đề giao thông đường thủy trên địa bàn Khánh Hòa được tăng cường và siết chặt hơn nữa. Chiều 10-6, sở mời tất cả các đơn vị hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh để quán triệt, triển khai tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động và các phương tiện trong lĩnh vực này.
Báo Khánh Hòa online

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Người đã từng chống dự án thép để bảo vệ môi trường tại Đầm Môn - Nha Trang
Một người có tâm, có tầm nhìn và có cả tinh thần THÉP, một mình chống lại những quan điểm đối lập, dứt khoát không vì số tiền đầu tư "khủng".
Những ngày qua, nhiều người gọi điện thoại bày tỏ xung quanh câu chuyện môi trường biển bị ô nhiễm với hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh Trung Trung Bộ với ông Phạm Văn Chi (ảnh), nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
Vịnh đẹp như thế, làm thép thì còn gì môi trường

Nhiều người nhớ đến ông Chi lúc này bởi ông là người đã quyết liệt, kiên trì đấu tranh loại dự án nhà máy thép có công suất, vốn đầu tư “khủng” ra khỏi khu vực Đầm Môn, vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cách đây chín năm với các nguy cơ môi trường có thể dẫn đến từ nó. Lúc đó, ông Chi đã rời cương vị chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, nhưng là người có tiếng nói mạnh mẽ nhất phản đối dự án nhà máy thép của Posco (Hàn Quốc), với mức đầu tư dự kiến cả chục tỉ USD.
Giá trị việc làm của ông Chi ngày càng hiện hữu, nhất là khi người ta liên tưởng đến hiện tượng cá biển chết hàng loạt đang đặt ra nghi vấn có liên quan đến hoạt động nhà máy thép của Công ty Formosa tại Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Theo hồ sơ, giữa năm 2007, Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) đề xuất dự án đầu tư nhà máy thép liên hợp tại vịnh Vân Phong có tổng mức đầu tư đến 11,5 tỉ USD, được xem là dự án lớn nhất Việt Nam về sản xuất thép thời điểm đó.
“Lúc đó, toàn bộ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, hầu hết các bộ, ngành trung ương, trừ Bộ TN&MT đều thống nhất đề nghị cho xúc tiến triển khai dự án nhà máy thép của Posco. Chính vì thế, tháng 1-2008, Thủ tướng cũng đã đồng ý chủ trương cho lập dự án. Nhận thấy có quá nhiều hiểm họa đối với môi trường ở một dự án sản xuất thép lớn như thế, tôi kiên quyết đấu tranh, đề nghị không chấp nhận dự án này. Tôi nói Đầm Môn đẹp như thế mà cho san lấp, làm nhà máy thép thì còn gì môi trường. Thế nhưng trong các cuộc họp của tỉnh, tôi nói hầu như không ai nghe. Ngược lại, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn ra chủ trương quán triệt đến cấp chi bộ là mọi đảng viên phải có trách nhiệm ủng hộ dự án đó. Tỉnh đã cử nhiều đoàn cán bộ qua Hàn Quốc khảo sát, tham quan nhà máy thép của Posco, khi về ai cũng khen nức nở; riêng tôi dứt khoát không đi” - ông Chi nhớ lại.
Một góc vịnh Vân Phong, nơi Tập đoàn Posco đề xuất xây dựng nhà máy thép. Ảnh: TL
Là một kỹ sư chế tạo máy, ông Phạm Văn Chi lặng lẽ đi thu thập nhiều tài liệu để phân tích, chỉ rõ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ đại dự án trên.
“Tôi biết rằng công nghiệp luyện gang thép là ngành công nghiệp có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên quy mô rất lớn. Tôi không nói vo mà có cơ sở khoa học, phân tích các thông số cụ thể của các phản ứng hóa học trong quá trình sản xuất thép. Với công suất 15 triệu tấn thép mỗi năm của dự án phải dùng bao nhiêu tấn quặng, bao nhiêu tấn than, tiêu thụ bao nhiêu ôxy, rồi thải ra bao nhiêu tấn xỉ than cùng những độc tố nào… Tôi tính toán và biết rằng mỗi năm nhà máy này thải ra hàng triệu tấn chất thải công nghiệp, phần lớn là độc hại. Với lượng chất thải như vậy, không chỉ môi trường vùng biển Khánh Hòa mà cả khu vực duyên hải Nam Trung Bộ sẽ bị tàn phá” - ông Chi nói.
Của để dành cho con cháu mai sau
Bản kiến nghị với những phân tích thuyết phục của ông Chi được gửi đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng cùng các bộ, ngành trung ương.
Sau khi nhận bản kiến nghị này, trung ương đã yêu cầu tổ chức hội thảo để xem xét lại dự án. Trả lời báo chí sau đó, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó chỉ rõ: “Cần phải có tầm nhìn dài hạn hơn trước những công trình thế kỷ như ở Vân Phong. Dự trữ tài sản của một quốc gia không chỉ là tiền bạc mà còn là đất đai, các tài nguyên thiên nhiên, lợi thế tự nhiên khác. Đó là của để dành cho con cháu chúng ta mai sau”.
Kiến nghị của ông Chi cũng nhận được sự ủng hộ của Bộ TN&MT, nhất là khi Tập đoàn Posco khi ấy chưa đưa ra được giải pháp xử lý môi trường triệt để.
Tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa hồi tháng 7-2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý đây là dự án liên quan đến vấn đề môi trường nên phải cực kỳ quan tâm, tỉnh Khánh Hòa phải đảm bảo môi trường sạch để phát triển bền vững. Thủ tướng cũng nhấn mạnh: Ưu tiên số một cho việc xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong và bảo vệ môi trường là hai vấn đề không gì đánh đổi được.
Một tháng sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức không chấp thuận dự án đầu tư nhà máy thép của Posco tại vịnh Vân Phong. “Tôi nghĩ mình đã làm một việc để sau này không bị con cháu oán hận” - ông Chi chia sẻ.
Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế trước mắt
Việc không cho đầu tư dự án nhà máy thép của Posco là hợp lý vì dự án không đánh giá, đảm bảo được môi trường chiến lược vịnh Vân Phong. Điều đó cho thấy chúng ta không đánh đổi môi trường để lấy lợi ích kinh tế trước mắt. Đối với Khánh Hòa, việc bảo vệ môi trường ven biển là quan trọng nhất nhằm đảm bảo phát triển bền vững du lịch, dịch vụ. Do đó, các dự án đều được kiểm soát, giám sát rất chặt về môi trường.
Ông VÕ TẤN THÁIGiám đốc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa

Báo pháp luật TPHCM online.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Hồi ức tháng Tư
Những ngày đầu tháng 4 lịch sử, ký ức một thời lại như thước phim quay chậm trong tâm thức những người lính giao liên, văn công, phát thanh viên năm xưa. Họ - những người lính trên mặt trận văn hóa đã góp phần cổ vũ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của cuộc chiến đấu giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa ngày ấy.

Kỷ niệm ở chiến khu

Vào thời khắc này, ông Nguyễn Việt Cường, cán bộ của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh lại nhớ về những ngày tháng sống ở chiến khu Hòn Dù với bao kỷ niệm trong sáng, hồn nhiên mà vẫn đậm chất lính. Năm 1973, nhiều cán bộ trong chiến khu biết đến chú bé Nguyễn Việt Cường nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hoạt động trong Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Khánh Hòa. Lúc ấy, ông mới hơn 13 tuổi, là người trẻ nhất trong chiến khu. Ông đã cùng với cán bộ chiến khu tăng gia sản xuất; làm công tác liên lạc, đưa thư cho các ban trong Tỉnh ủy.


Ông nhớ lại: “Do còn nhỏ, sức khỏe yếu nên khi mới lên chiến khu tôi thường xuyên bị sốt rét. Những cơn sốt rét rừng làm tôi mê man nhiều ngày liền. Nhưng khi hết bệnh, tôi lại được tổ chức giao nhiệm vụ đưa thư cho các ban trong chiến khu”. Ông nhớ mãi một lần đi công tác, đưa thư từ chiến khu Hòn Dù qua Hòn Mưa mất 2 ngày 1 đêm. Một mình ông lặn lội trong rừng sâu, vượt núi, vượt suối, đối mặt với nhiều nguy hiểm; đêm đến sợ thú dữ, ông lại vào nhà người đồng bào dân tộc thiểu số để xin ngủ nhờ. Với bản lĩnh cứng cỏi, chú bé Cường mới hơn 13 tuổi ấy đã không ngại khó, ngại khổ để hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức giao.  

Đoàn văn công tại chiến khu Hòn Dù
Đoàn văn công tại chiến khu Hòn Dù

Năm 1974, ông được phân sang Đoàn văn công (thuộc Tỉnh ủy) và cũng là người trẻ nhất đoàn lúc đó. Ông cùng Đoàn văn công đã có nhiều buổi diễn phục vụ bộ đội, đồng bào dân tộc ở gần chiến khu… Với tinh thần ở đâu có bộ đội ở đó có lời ca, tiếng hát, những nghệ sĩ - chiến sĩ của Đoàn văn công năm xưa đã biểu diễn hết mình phục vụ bộ đội, nhân dân. Đó cũng chính là món ăn tinh thần giúp những người chiến sĩ quên đi khó khăn, vất vả để tiếp tục sống và chiến đấu. Họ còn đem lời ca, tiếng hát khơi dậy lòng yêu nước, yêu cách mạng trong quần chúng nhân dân. Để trau dồi thêm nghiệp vụ, năm 1975, ông được cấp trên cử ra Đà Nẵng học nhạc. Từ chiến khu, ông phải đi bộ ròng rã 3 tháng mới ra đến Đà Nẵng với quyết tâm học để nâng cao trình độ và trở về phục vụ đồng chí, đồng bào. Sau giải phóng, ông tiếp tục hoạt động trong ngành văn hóa cho đến nay. Đánh giá về hoạt động của Đoàn văn công nói chung và cá nhân ông Nguyễn Việt Cường nói riêng, ông Bùi Hồng Thái - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết: “Thời gian hoạt động tại chiến khu, Đoàn văn công đã biểu diễn phục vụ, động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của bộ đội, cán bộ, đồng bào. Trong đoàn văn công có đồng chí Nguyễn Việt Cường, tuy còn nhỏ tuổi nhưng hoạt động rất nhiệt tình, hoạt bát, được mọi người quý mến”.

Ông Nguyễn Việt Cường tại chiến khu Hòn Dù  khi mới 13 tuổi.
Ông Nguyễn Việt Cường tại chiến khu Hòn Dù khi mới 13 tuổi.

Nữ phát thanh viên đầu tiên

Đã hơn 40 năm, nhưng bà Cao Hương (cán bộ Đài Phát thanh Truyền hình Khánh Hòa đã về hưu) vẫn không thể nào quên được không khí của những ngày Nha Trang mới giải phóng. Tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở đường Lê Hồng Phong, TP. Nha Trang, bà kể về những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1975 bằng chất giọng truyền cảm, ấm áp. “Ngày 2-4, ở Nha Trang tình hình vô cùng hỗn loạn, quân lính Sài Gòn trên đường rút chạy nổ súng bừa bãi, một số lợi dụng tình hình cướp bóc, phá phách. Tôi cùng anh em thanh niên cơ sở nội thành ngồi trên xe Jeep chạy khắp thị xã Nha Trang phát loa kêu gọi nhân dân bình tĩnh, giữ trật tự an ninh; kêu gọi binh lính quân đội Sài Gòn trình diện và giao nộp vũ khí cho chính quyền quân quản”. Khi được hỏi, trong tình hình hỗn loạn như vậy, bà không sợ bị tên bay đạn lạc, bà cười bảo: “Sợ chứ, nhưng niềm vui được giải phóng, được tiếp quản, được đón bộ đội về đã át hết nỗi sợ hãi trong tôi”.

Bà Cao Hương, nữ phát thanh viên của Khánh Hòa sau giải phóng
Bà Cao Hương, nữ phát thanh viên của Khánh Hòa sau giải phóng

Vốn là giáo viên dạy học ở Cam Ranh, từ năm 1970, bà được đồng chí Lê Quý, một cơ sở cách mạng móc nối tham gia phong trào dưới sự chỉ đạo và giao nhiệm vụ của đồng chí Nguyễn Văn Tự - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa. Hồi đó, cô giáo Cao Hương thường giấu thư từ, công văn, tài liệu của cấp trên trong vở học sinh, sách giáo khoa để giao cho cán bộ cơ sở ở Cam Ranh. Suốt những năm đó, bà còn tham gia Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng Nha Trang, phụ trách phong trào học sinh - sinh viên đấu tranh công khai đòi thi hành Hiệp định Paris. Ngay sau khi Nha Trang giải phóng và tiếp nhận Đài Phát thanh Khánh Hòa, cấp trên đã điều bà sang làm phát thanh viên, trở thành nữ phát thanh viên đầu tiên của Nha Trang sau giải phóng. Và chính bà cũng là người đọc bản tin đầu tiên của Đài Phát thanh Khánh Hòa, phát sóng vào lúc 5 giờ sáng 3-4-1975. “Tôi nhớ bản tin hôm đó dài khoảng 3 phút. Khi tôi đến đài, một đồng chí trong Ủy ban Quân quản đưa cho tôi bản thông báo của Ủy ban Quân quản Khánh Hòa. Nội dung là thông báo Nha Trang - Khánh Hòa đã được giải phóng hoàn toàn, kêu gọi sĩ quan, binh sĩ chế độ cũ trình diện chính quyền cách mạng, giao nộp vũ khí; nhân dân giữ trật tự, an ninh. Lần đầu tiên đọc trực tiếp trên đài phát thanh, giọng tôi hơi run. Được bạn bè, đồng nghiệp góp ý, bản đọc sau của tôi thực hiện khá tốt và được thu âm, phát đi phát lại nhiều lần sau đó”, bà Hương nhớ lại.

Trụ sở Đài phát thanh cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Truyền hình cáp Nha Trang)
Trụ sở Đài phát thanh cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Truyền hình cáp Nha Trang)

Hòa chung niềm vui lớn của đất nước, đám cưới giản dị của bà và chồng, cũng là cán bộ nội thành được Hội Liên hiệp Thanh niên đứng ra tổ chức sau ngày giải phóng. Một đám cưới giản dị, nhanh gọn vì chồng bà phải nhận lệnh chuyển công tác sang địa phương khác nhưng đã ghi dấu kỷ niệm không quên đối với bà. Sau đó, bà vừa làm công tác phát thanh viên của đài, vừa tham gia hoạt động trong Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Nha Trang. Với giọng đọc truyền cảm, ấm áp, xử lý kỹ thuật tốt, trong hơn 20 năm làm phát thanh viên, bà đã được nhiều thính giả cảm mến. Nhiều thính giả của chương trình đọc truyện đêm khuya vẫn không thể nào quên được giọng đọc diễn cảm của bà.

Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Những người như ông Nguyễn Việt Cường, bà Cao Hương chính là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đã góp phần cổ vũ tinh thần cho quân và dân Khánh Hòa làm nên chiến thắng ngày 2-4 lịch sử.

MAI HOÀNG - Báo Khánh Hòa

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Đất quốc phòng chuyển sang làm du lịch
Sẽ chuyển giao gần 795ha đất quốc phòng do Quân chủng hải quân quản lý tại khu vực Bãi Dài (TP Cam Ranh) cho UBND tỉnh Khánh Hòa...

Ngày 7-8 tại TP Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa làm việc với đoàn công tác của Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân VN để bàn về việc chuyển giao gần 795ha đất quốc phòng do Quân chủng hải quân quản lý tại khu vực Bãi Dài (TP Cam Ranh) cho UBND tỉnh Khánh Hòa.
Ông Nguyễn Chiến Thắng - chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho biết hai bên đã bàn bạc thống nhất nội dung, trình tự các bước triển khai thực hiện chuyển mục đích sử dụng, bàn giao diện tích đất nêu trên trong tháng 8-2015.
Ông Thắng cũng cho hay trên diện tích này đã có một doanh nghiệp đăng ký thực hiện dự án khu dịch vụ du lịch phức hợp, trong đó dự kiến có sân golf nhằm phục vụ căn cứ dịch vụ hàng hải quốc tế Cam Ranh.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Tàu ngầm Kilo 185 Khánh Hòa đã được đưa về Quân Cảng Cam Ranh
 Sáng 30-6, tàu ngầm Kilo số hiệu 185 - Khánh Hòa được tàu vận tải Rolldock Storm chở theo đã vào sâu trong vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) an toàn. 
Tàu vận tải Rolldock Storm chở tàu ngầm kilo 185 – Khánh Hòa đang neo đậu trong vịnh Cam Ranh
Như vậy, sau hải trình hơn một tháng rưỡi kể từ khi xuất phát tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg (Nga),  tàu ngầm số hiệu 185 - Khánh Hòa đã về đến Cam Ranh.
Nguồn tin từ Lữ đoàn tàu ngầm 189 cho biết dự kiến sau thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết, vào ngày 2-7, việc lai dắt tàu ngầm 185 - Khánh Hòa từ tàu vận tải về quân cảng Cam Ranh sẽ được thực hiện.
Đây là chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ điện - diesel lớp Varshavyanka 636.1 (NATO gọi là kilo) thứ tư trong số sáu tàu ngầm mà VN đặt hàng cho Nga sản xuất.
Trước đó, ba tàu ngầm kilo khác đã được đưa về VN và biên chế vào Lữ đoàn tàu ngầm 189 đóng tại quân cảng Cam Ranh là các tàu ngầm 182 - Hà Nội (về Cam Ranh ngày 1-1-2014), 183 - TP Hồ Chí Minh (về ngày 19-3-2014) và 184 - Hải Phòng (về ngày 31-1-2015).
Tàu ngầm 185 - Khánh Hòa được hạ thủy ngày 28-3-2014.
Trước khi được đưa lên tàu vận tải Rolldock Storm để về VN (ngày 14-5), tàu 185-Khánh Hòa đã thực hiện một số chuyến thử nghiệm trên biển Baltic.
Tàu ngầm lớp kilo 636 dài gần 74m, rộng 9,9m, có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu trung bình 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m.
Tàu có tầm hoạt động 6.000-7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn gồm 52 người.
tuoitre.vn

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

3 kiều nữ ăn trộm trong vicom thủ đức bị ghi hình

3 kiều nữ ăn trộm bị ghi hình trong trung tâm thương mại

Nhóm cô gái ăn mặc sành điệu vào trung tâm thương mại tiếp cận những khu vực đông người để trộm cắp nhưng bị camera an ninh ghi hình.   
Ngày 15/5, công an quận Thủ Đức, TP HCM tạm giữ Nguyễn Thị Thuỷ (30 tuổi, ngụ Bình Phước) và Nguyễn Duy Hạnh Ngân (20 tuổi, Khánh Hoà) để điều tra về hành vi Trộm cắp tài sản.
Trước đó, tối 10/5, nhóm 3 cô gái ăn mặc sành điệu, đi xe tay ga vào trung tâm thương mại trên đường Võ Văn Ngân (phường Bình Thọ, quận Thủ Đức). Lực lượng bảo vệ tại đây xác định nhóm này là những nghi can trộm bị camera ghi hình trước đó nên giữ lại được 2 người và báo cảnh sát.
xetangvat-6901-1431672236.jpg
2 chiếc xe của các nữ nghi can bị tạm giữ. Ảnh: C.A
Trước những hình ảnh trong camera an ninh, Thuỷ, Ngân thừa nhận thường cùng Xim (hiện bỏ trốn) vào trung tâm thương mại, lợi dụng lúc đông đúc để “làm ăn”.
Cụ thể, trưa 22/3, cả 3 đến quầy ăn uống tự chọn và ngồi cạnh một phụ nữ. Khi phát hiện chiếc túi xách của chị này để hớ hênh, nhóm vờ làm rơi giỏ của mình và nhanh tay trộm chiếc túi, đưa cho Xim đem bán. Theo lời Xim báo lại, trong túi trộm được "không có gì quý giá".
gai-7853-1431672236.jpg
Xim (đội nón) và Ngân, Thuỷ trong bức ảnh trước đó họ chụp. Ảnh: C.A
Tương tự, ngày 22/4, nhóm này vào trong trung tâm mua sắm và trộm được chiếc Iphone 6 của chị Mỹ (24 tuổi). Xim nhận nhiệm vụ đi "thanh lý" về chia lại cho Ngân và Thuý mỗi người vài trăm nghìn đồng.
Cảnh sát đang truy tìm Xim để phục vụ điều tra.
Quốc Thắng

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Nhà trắng bị tố nói dối những gì trong vụ tiêu diệt Bin Laden

Nhà Trắng bị tố nói dối những gì trong vụ tiêu diệt bin Laden

Bài viết của nhà báo Seymour Hersh đã đưa ra thông tin khác xa với những gì Nhà Trắng công bố về cuộc đột kích tiêu diệt bin Laden, từ việc xác định vị trí cho đến xử lý thi thể của tên trùm khủng bố.
o-OSAMA-BIN-LADEN-SEEN-faceboo-6191-8325
Trùm khủng bố Osama bin Laden. Ảnh: Huffington Post
Nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, Seymour Hersh, cáo buộc Nhà Trắng nói dối về chiến dịch tiêu diệt bin Laden với một bài viết dài, phần lớn dựa vào thông tin do một quan chức tình báo cấp cao Mỹ về hưu cung cấp. Những thông tin ông đưa ra hoàn toàn trái ngược với điều Nhà Trắng và truyền thông từng công bố trong 4 năm sau cuộc đột kích.
Bin Laden bị quản thúc
Theo Hersh, Bin Laden không ẩn náu tại Abbattobad, bắc Pakistan mà ông ta bị nhân viên an ninh của nước này quản thúc tại đó trong 5 năm, với hỗ trợ tài chính từ Arab Saudi. Khi tiến hành chiến dịch tiêu diệt năm 2011, lính đặc nhiệm SEAL của Mỹ không phải đang thực hiện một sứ nhiệm nguy hiểm và nhiều bất trắc, mà lính gác Pakistan chỉ đơn giản để đặc nhiệm SEAL bay trực thăng đến khu nhà vào đêm đột kích.
CIA không tự xác định vị trí của bin Laden
NY Times tháng 5/2011 viết rằng "sau gần một thập kỷ săn lùng Osama bin Laden, đột phá đã đến vào tháng 8/2010, khi giới chức nhận dạng và xác định được vị trí kẻ chuyển tin thân cận nhất của hắn".
Tuy nhiên, theo Hersh, CIA không tìm được nơi trú ngụ của bin Laden bằng cách theo dõi kẻ đưa tin, mà một cựu quan chức tình báo Pakistan cấp cao đã tiết lộ bí mật để đổi lấy tiền thưởng 25 triệu USD.
Pakistan biết và hỗ trợ chiến dịch
New Yorker từng viết rằng "Obama quyết định không thông báo hoặc làm việc với Pakistan. Một cố vấn cao cấp của tổng thống cho biết Nhà Trắng lo ngại Pakistan sẽ không giữ bí mật về nhiệm vụ này".
Trong khi đó, Hersh viết rằng "lời nói dối trắng trợn nhất là hai lãnh đạo quân sự cao cấp nhất của Pakistan, là Tham mưu trưởng, tướng Ashfaq Parvez Kayani, và giám đốc cơ quan tình báo Pakistan (ISI), tướng Ahmed Shuja Pasha, không được thông báo về sứ mệnh của Mỹ. Thực chất, Obama đã nghi ngại người trong khu nhà không phải là bin Laden và sau đó nhận được bằng chứng là DNA của tên trùm khủng bố". Chính Kayani và Pasha là những người hỗ trợ việc lấy mẫu.
Không có đấu súng
"Một đơn vị SEAL vừa tiến đến hè lát đá ở lối vào phía trước ngôi nhà thì Abrar-a, người đàn ông to lớn, để râu, trong bộ trang phục truyền thống shalwar kameez màu kem xuất hiện với một khẩu AK-47. Ông ta bị bắn chết với phát đạn vào ngực cùng với người vợ có tên Bushra, người lúc đó đứng cạnh ông ta và không mang vũ khí", New Yorker, tháng 8/2011 đăng.
New York Times hồi tháng 5/2011 cũng viết "Abu Ahmed al-Kuwaiti, kẻ chuyển tin của Osama bin Laden, nổ súng từ phía sau một cánh cửa của nhà khách. Đặc nhiệm tiêu diệt ông ta. Vợ hắn bị dính đạn trong cuộc đấu súng và thiệt mạng".
Trong khi đó, nhà báo Hersh viết rằng "ngoài những viên đạn bắn bin Laden ra thì không còn cuộc nổ súng nào khác".
Không phát hiện kho tài liệu của al-Qaeda
"Đến gần cuối thập kỷ ẩn trốn, Osama bin Laden đã dành nhiều thời gian trao đổi mệnh lệnh về hoạt động của al-Qaeda. Ông ta bày tính âm mưu cho mạng lưới khủng bố, nhằm tái khẳng định sức mạnh", Washington Post, tháng 7/2011 viết.
CNN hồi tháng 5/2012 cũng đưa tin "các quan chức Mỹ nói rằng họ đã thu hồi khoảng 6.000 tài liệu được soạn trong giai đoạn tháng 9/2006 - 4/2011 từ 5 máy tính, hàng chục ổ cứng và hơn 100 thiết bị lưu trữ. Các bộ nhớ này được mô tả là lô tài liệu khủng bố cấp cao lớn nhất từng bị tịch thu.
Hersh cho rằng những tuyên bố đều là bịa đặt. Bin Laden không có nhiều cơ hội để chỉ huy và kiểm soát nhóm khủng bố. Theo quan chức tình báo về hưu cung cấp tin cho Hersh, báo cáo nội bộ của CIA chỉ ra rằng, kể từ khi bin Laden chuyển tới Abbottabad năm 2006, chỉ có ít cuộc tấn công khủng bố được cho là liên quan đến tàn dư al-Qaeda của bin Laden.
"Không hề có những túi chứa đầy máy tính và thiết bị lưu trữ. Họ chỉ nhét một số sách và giấy tờ tìm thấy trong phòng hắn vào ba lô. Đặc nhiệm SEAL không ở đó, những người thu thập thông tin bên trong ngôi nhà cũng không phải là chuyên gia tình báo.
Bin Laden bị bắn chết trong cơn mưa đạn
Theo New York Times tháng 5/2011, lính biệt kích đến phòng của bin Laden ở tầng ba, họ thấy có một khẩu AK-47 và súng lục Makarov trong tầm tay của Bin Laden. Một đặc nhiệm bắn vào mắt trái và ngực, giết chết hắn ta.
Việc Nhà Trắng tuyên bố rằng chỉ có một hoặc hai viên đạn bắn vào đầu bin Laden là "nhảm nhí", quan chức về hưu cung cấp tin cho Hersh nói. 'Đội đặc nhiệm tiến vào và xả súng xóa sổ hắn'.
Xác bin Laden không được thủy táng
Chính phủ và truyền thông Mỹ công bố thông tin rằng rằng bin Laden được tổ chức lễ khâm liệm theo nghi thức đạo Hồi trên boong một tàu sân bay. Mỹ không chôn cất hắn vì mộ của hắn có thể được coi là biểu tượng của tử vì đạo. Vanity Fair, hồi tháng 12/2012 viết rằng "một nhiếp ảnh gia hải quân đã ghi lại nghi thức vào buổi sáng thứ hai ngày 2/5 đầy nắng. Một bức hình cho thấy thi thể hắn được bao bọc trong một tấm vải liệm".
Theo Hersh, xác của bin Laden chưa bao giờ đến được tàu USS Carl Vinson, vì nó đã bị nát tan dưới làn mưa đạn. Một số thành viên đội SEAL đã khoe với các đồng nghiệp và những người khác rằng họ đã "xé nát" thi thể bin Laden thành mảnh nhỏ bằng súng trường. Những phần còn lại, bao gồm cả đầu, vùng chỉ có một vài lỗ đạn, bị ném vào một chiếc túi đựng xác. Trong suốt chuyến bay trực thăng trở lại Jalalabad, Afghanistan, một số bộ phận cơ thể bị ném ra trên các ngọn núi Hindu Kush.
"Ban đầu không hề có kế hoạch đưa xác bin Laden ra biển, và cũng không có lễ khâm liệm tại biển", quan chức tình báo về hưu nói và cho rằng "nếu lời kể của đặc nhiệm SEAL là đúng thì thi thể hắn cũng chẳng còn gì nhiều để thả xuống biển". Điều này làm gia tăng khả năng CIA vẫn sở hữu thủ cấp của tên trùm khủng bố.
Thực chất, Hersh không phải là người đầu tiên đưa ra phiên bản này về chiến dịch tiêu diệt bin Laden. RJ Hillhouse, người theo dõi các vấn đề an ninh quốc gia Mỹ từng đưa ra lời kể tương tự ngày 7/8/2011, trên blog The Spy Who Billed Me. Tuy nhiên, bà Hillhouse không gây sự chú ý nhiều như Hersh vì Hersh là một nhà báo tiếng tăm, người từng phanh phui vụ thảm sát Mỹ Lai ở Việt Nam và sau đó là ngược đãi tại nhà tù Abu Ghraib ở Iraq.
552-1985-1431413592.jpg
Nhà báo Seymour Hersh. Ảnh: Daily Pakistan
Phương Vũ-vnexpress